Phân loại công nghệ máy chiếu
Trên thị trường hiện nay máy chiếu được chia ra làm 2 dạng công nghệ chính: LCD, DLP.
1.CÔNG
NGHỆ LCD
- Tổng hợp hình ảnh dựa trên 3 màu cơ bản là đỏ, lục và
màu xanh dương như cơ chế đang đươc dùng phổ biến trong chế tạo màn hình hay in
ấn.
- Nguồn sáng trắng ban đầu được tách thành ba nguồn sáng
đơn sắc: đỏ, lục, xanh dương chúng được dẫn đến 3 tấm LCD độc lập. Nếu điểm ảnh
trên tấm LCD ở trạng thái đóng, ánh sáng không thể xuyên qua thì điểm ảnh biểu
diễn trên màn hình là màu đen.
- Và giống vậy, độ sáng của điểm ảnh cũng thay đổi tương ứng
theo trạng thái mở của điểm ảnh LCD, điều khiển 3 tấm LCD đóng mở điểm ảnh theo
thông tin ảnh, và ta sẽ thu được 3 ảnh đơn sắc theo hệ màu RGB và cuối cùng tất
cả được tổng hợp một cách tự nhiên trong một lăng kính theo cơ chế ánh sáng trước
khi xuất lên màn chiếu.
- Với công nghệ LCD hiện nay trên thị trường Việt Nam các
mode Máy Chiếu được thiết kế với công nghệ LCD như là: Máy Chiếu EPSON,
Máy Chiếu SONY, Máy Chiếu PANASONIC, Máy Chiếu HITACHI, ……
ƯU
ĐIỂM:
- So về hiệu quả
ánh sáng thì LCD hơn công nghệ DLP.
- LCD có khuynh hướng
bão hòa màu cao hơn.
- Cường độ sáng
trình chiếu của công nghệ LCD sẽ làm sáng màu sắc hình ảnh hơn.
- Thể hiện sự
phong phú sắc độ màu, hình ảnh sắc nét, độ sáng hình ảnh cao.
KHUYẾT
ĐIỂM:
- Cấu tạo thiết kế
lớn.
- Các tấm kình LCD
có thể bị hỏng do thời gian sử dụng lâu dài, và khi thay thế thì mức tiền bỏ ra
rất đắt.
- Máy chiếu công
nghệ LCD thường thể hiện nhược điểm khi chiếu phim, nó sẽ lộ điểm ảnh và màu
đen không thật. Tuy nhiên với hệ máy chiếu phân giải XGA hiện nay, mắt thường
cũng rất khó để phân biệt được điểm ảnh
2.
CÔNG NGHỆ DLP
- Công nghệ DLP do
Texas Intruments phát triển độc quyền vào năm 1997 sử dụng gương để phản chiếu
ánh sáng. Một chip DMD được tích hợp đến hàng ngàn vi gương, mỗi vi gương tương
ứng là một điểm ảnh.
- Trong một máy
chiếu với một chip DLP đơn lẻ, màu sắc được sản xuất bằng cách đặt một bánh xe
màu giữa một đèn trắng và chip DLP hoặc bằng cách sử dụng các nguồn ánh sáng cá
nhân để tạo ra các màu cơ bản, đèn LED hay lasers. Bánh xe màu được chia thành
nhiều phần: các màu phụ gia chính: ĐỎ, XANH LÁ CÂY, XANH LAM và trong nhiều trường
hợp màu trắng (rõ ràng). Các hệ thống mới hơn sẽ thay thế các màu trừ chủ đạo
là màu xám, đỏ tươi, và màu vàng cho màu trắng. Việc sử dụng các màu trừ được
là một phần của hệ thống hiệu suất màu mới hơn được gọi là Brilliant Color xử
lý các màu cộng cùng với các màu trừ đi để tạo ra một sự kết hợp màu rộng hơn
trên màn hình.
- Một số hãng máy
chiếu sử dụng công nghệ DLP: Máy Chiếu BENQ,
Máy Chiếu NEC, Máy Chiếu VIEWSONIC, Máy Chiếu INFOCUS, Máy Chiếu OPTOMA,…………
ƯU
ĐIỂM:
- Tạo được hình ảnh
mượt, không bị lộ điểm ảnh, độ tương phản cao và không bị hiện tượng lệch hội tụ
như công nghệ dùng 3 tấm LCD.
- Cấu tạo máy chiếu
DLP đơn giản hơn nên kích thước của mấy nhỏ và trọng lượng nhẹ hơn.
- Tuổi thọ bóng
đèn được kéo dài hơn công nghệ LCD
- Nhờ đưa thêm màu
trắng vào bánh quay màu mà hình ảnh tạo ra sáng hơn và có màu trắng rất thuần
khiết.Tuy nhiên điều này lại làm cho tỷ lệ cân bằng giữa các màu chênh lệch và
làm giảm sắc độ màu biểu diễn.
KHUYẾT
ĐIỂM:
- Độ bão hòa máy
thấp hơn
- Hiệu ứng cầu vồng,
xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng lóe lên, thường sau những vật
thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay từ khi hình ảnh
chiếu trên màn ảnh quay sáng nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Và hiện tượng này cũng
chỉ có một số ít người nhìn thấy được nếu như người đó bị nhức đầu, hoa mắt.
- Hiệu ứng vầng
hào quang (hay còn gọi là lộ sáng), nó có thể gây khó chịu cho những người sử dụng
máy chiếu phim tại nhà. Đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh. Tuy
nhiên hiện tượng này thấy không rõ trên chip DLP mới.
Trích nguồn:
sieuthivienthong.com/may-chieu-projector.html